Thuốc Hepbest là gì? Thuốc Hepbest được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Hepbest trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Thành phần hoạt chất: Tenofovir
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Batigan; Dark; Edar; Fovirpoxil;….
Nội dung bài viết
- 1. Thuốc Hepbest là gì?
- 2. Chỉ định của thuốc Hepbest
- 3. Không nên dùng thuốc Hepbest nếu
- 4. Cách dùng thuốc Hepbest hiệu quả
- 5. Tác dụng phụ
- 6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Hepbest
- 7. Những lưu ý khi dùng thuốc Hepbest
- 8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
- 9. Xử trí khi quá liều thuốc Hepbest
- 10. Xử trí khi quên một liều thuốc Hepbest
- 11. Cách bảo quản
1. Thuốc Hepbest là gì?
Thành phần trong công thức thuốc
- Mỗi viên nén bao phim chứa 25 mg Tenofovir Alafenamide
Vai trò của Tenofovir
- Tenofovir alafenamide, một chất ức chế men sao chép ngược nucleoside viêm gan B (HBV), được chuyển đổi thành tenofovir, một nucleoside phosphonate (nucleotide) không đồng dạng của adenosine 5′-monophosphate.
- Mỗi viên có 25 mg tenofovir alafenamide (tương đương với 28 mg tenofovir alafenamide fumarate).
2. Chỉ định của thuốc Hepbest
Thuốc Hepbest có chứa hoạt chất Tenofovir Alafenamide, được chỉ định điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở bệnh nhân xơ gan còn bù.
3. Không nên dùng thuốc Hepbest nếu
- Dị ứng với tenofovir hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của thuốc
4. Cách dùng thuốc Hepbest hiệu quả
4.1. Cách dùng
- Thuốc được điều chế ở dạng bao phim và dùng theo đường uống
- Lưu ý, không nên cắn, nhai hoặc nghiền nát thuốc mà uống nguyên viên để đảm bảo tác dụng của thuốc
4.2. Liều dùng
- Đối tượng là người lớn
+ Liều thông thường là một viên nén HepBest 25mg uống một lần/ ngày
+ Dùng thuốc sau khi ăn. - Bệnh nhân suy thận
+ Lưu ý, không cần điều chỉnh liều đối với các bệnh nhân suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng.
+ Tuy nhiên, không sử dụng HepBest ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (thanh thải creatine <15 mL/phút) - Trường hợp bệnh nhân suy gan
+ Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng gan nhẹ
+ Tuy nhiên, ở bệnh nhân xơ gan mất bù KHÔNG nên dùng thuốc
5. Tác dụng phụ
- Các triệu chứng thường gặp nhất sau khi dùng thuốc là
+ Đau đầu
+ Buồn nôn
+ Mệt mỏi. - Tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi
- Rối loạn toàn thân và tại chỗ dùng thuốc: Mệt mỏi
- Gây tình trạng nhức đầu chóng mặt.
- Ngứa, phát ban.
- Tăng ALT máu.
- Người bệnh cũng có thể bị rối loạn xương và mô liên kết: Đau xương.

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Hepbest
- Adefovir dipivoxil.
- Atazanavir sulfat
- Didanosin
- Lamivudin
- Indinavir
- Lopinavir và ritonavir
- Aciclovir, cidofovir, ganciclovir, valacyclovir, valganciclovir
- Ngoài ra, người bệnh cần thông tin đầy đủ về tất cả các thuốc đã, đang và dự định sẽ dùng để bác sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
7. Những lưu ý khi dùng thuốc Hepbest
- Phải dùng thận trọng tenofovir ở người có tổn thương thận và phải giảm liều. Chức năng thận và phosphat huyết thanh phải được giám sát trước khi bắt đầu điều trị, cách 4 tuần 1 lần làm xét nghiệm trong năm đầu điều trị, và sau đó cứ 3 tháng 1 lần đối với người có bệnh sỏi có tổn thương thận.
- Thật thận trọng khi dùng tenofovir cho người có bệnh gan to, hoặc có các nguy cơ khác về bệnh gan.
- Ngoài ra, trường hợp nếu người bệnh có thêm viêm gan B, khi ngừng tenofovir, có thể có nguy cơ bệnh viêm gan nặng lên. Do đó, phải theo dõi sát chức năng gan ít nhất vài tháng ở người bệnh này.
- Không những vậy, cần phải theo dõi các bất thường về xương. Vì thuốc tenofovir có thể làm giảm mật độ xương, phải theo dõi xương ở người có bệnh sỏi bị gãy xương, hoặc có nguy cơ loãng xương (giảm khối xương).
8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
8.1. Lái xe và vận hành máy móc
- Thuốc Hepbest gây tác động của thuốc lên thần kinh với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt ..
- Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc này trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ như lái xe cũng như điều khiển, vận hành máy móc
8.2. Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ
8.2.1. Phụ nữ mang thai
- Không dùng thuốc tenofovir cho đối tượng là phụ nữ mang thai.
8.2.2. Phụ nữ cho con bú
- Vẫn chưa rõ tenofovir có bài tiết vào sữa mẹ hay không không.
- Tuy nhiên, người mẹ dùng tenofovir để điều trị HIV không được cho con bú để phòng lây nhiễm sang con.
9. Xử trí khi quá liều thuốc Hepbest
- Nếu dùng quá liều, quan sát bệnh nhân tìm dầu hiệu độc tố.
- Điều trị dùng quá liều tenofovir alafenamide bằng cách điều trị hỗ trợ theo triệu chứng, quan sát dấu hiệu sống còn và tình trạng lâm sàng.
- Lưu ý, Tenofovir có thể được loại bỏ bằng thẩm tách máu với hệ số phân tách là 54%.
10. Xử trí khi quên một liều thuốc Hepbest
- Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
- Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
- Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
11. Cách bảo quản
- Để thuốc Hepbest tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Hepbest ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Hepbest. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!