6 tương tác thuốc – thức ăn nguy hiểm tiềm tàng dược sĩ nên cảnh báo bệnh nhân

Tác giả: Patrick M. Wieruszewski, PharmD

Tương tác thuốc – thuốc đã có thể rất nguy hiểm, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn chưa nhận thức được rằng những thức ăn họ ăn hằng ngày cũng có thể tác động đáng kể đến tác dụng trị liệu của thuốc.

Sau đây là 6 tương tác thuốc – thức ăn tiềm tàng các mối nguy hại mà các dược sĩ nên cảnh báo bệnh nhân.
Sau đây là 6 tương tác thuốc – thức ăn tiềm tàng các mối nguy hại mà các dược sĩ nên cảnh báo bệnh nhân.

1. Sô cô la, rượu vang đỏ, và thuốc chống trầm cảm:

Cùng với bia, các loại phô mai lên men (aged cheeses), thịt nguội, và cá hun khói, sô cô la và rượu vang đỏ cũng chứa một dẫn xuất acid amin gọi là tyramin. Khi tyramin gặp các chất ức chế enzym monoamin oxidase (MAOIs) như selegiline hay phenelzine có thể gây ra những biến cố không an toàn trên huyết áp. Bệnh nhân nên tránh ăn các loại thức ăn có chứa tyramin trong khi đang sử dụng MAOIs hoặc đổi sang liệu pháp thay thế khác.

2. Các loại rau ăn lá có màu xanh và warfarin:

Warfarin gây ra tác dụng dược lý chống đông thông qua việc ức chế các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Vitamin K có trong nhiều các loại rau ăn lá có màu xanh như rau chân vịt (rau bina), cải xoăn, các loại cải ăn lá khác, và súp lơ (bông cải). Như một quy luật quy luật, các loại rau càng sẫm màu thì hàm lượng vitamin K càng cao.

Khi kết hợp với warfarin, các loại rau này đối kháng tác dụng chống đông của thuốc và làm tăng nguy cơ huyết khối trên bệnh nhân. Bệnh nhân nên duy trì ổn định chế độ ăn chứa vitamin K và được theo dõi INR thường xuyên trong khi sử dụng warfarin.

3. Các sản phẩm từ sữa và kháng sinh:

Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa, phô mai và kem đều chưa calci. Mặc dù là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng, nhưng calci trong các sản phẩm từ sữa cũng như trong các thuốc kháng dịch vị có khả năng gắn vào các kháng sinh nhất định như levofloxacin, ciprofloxacin, doxycyclin and tetracyclin, hậu quả là làm giảm sự hấp thu của thuốc.

Bệnh nhân nên được tư vấn uống kháng sinh 1h trước hoặc 2h sau khi ăn các thực phẩm chứa calci.

4. Nước bưởi chùm và cơ chất của CYP3A4:

Nước bưởi chùm chứa các chất gọi là furanocoumarins – là một chất có khả năng ức chế chọn lọc isoenzym CYP3A4. Vì enzym này chịu trách nhiệm chuyển hóa gần 50% các dược phẩm, nên nguy cơ xảy ra tương tác rất lớn.

Khi được trộn lẫn với nước bưởi, một vài thuốc như các thuốc hạ áp, thuốc điều trị HIV, các statin và các thuốc ức chế miễn dịch có thể bị giảm chuyển hóa, dẫn đến việc biểu hiện độc tính của thuốc.

Bệnh nhân sử dụng các thuốc là cơ chất của CYP3A4 nên được tư vấn tránh dùng không chỉ nước bưởi mà cả các loại thực phẩm và đồ uống khác có chứa furanocoumarins, bao gồm một số loại mứt, soda, nước trái cây hỗn hợp và rượu.

5. Iod và các thuốc kháng giáp:

Các thuốc kháng giáp như methimazol hay propylthiouracil gây ra tác dụng dược lý trên bệnh nhân cường giáp bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa và hấp thu Iod.

Khi sử dụng cùng với thực phẩm giàu iod như hải sản, rong biển, hay muối iod, các thuốc kháng giáp có thể bị giảm tác dụng.

Bệnh nhân đang sử dụng các thực phẩm này thường xuyên nên được tăng liều thuốc.

6. Nước sốt táo và các thuốc được nghiền:

Nhiều bệnh nhân thường được khuyên nghiền các thuốc dạng viên nén hoặc mở các viên nang rồi trộn bột thuốc với bánh pudding hay nước sốt táo nếu gặp khó khăn trong viêc nuốt cả viên. Tuy nhiên, rất nhiều loại thuốc bao gồm các dạng viên giải phóng kéo dài và các thuốc có hệ thống phân phối đặc biệt thì nên được dùng ở nguyên dạng thuốc gốc.

Trong nhiều trường hợp, nghiền nát viên nén hoặc mở viên nang có thể bất hoạt quá trình hấp thu hoặc làm tăng độc tính của thuốc. Bệnh nhân sử dụng các dạng thuốc giải phóng kéo dài hay các hệ đưa thuốc đặc biệt cần được tư vấn không nên làm biến đổi chế phẩm.