MẸO XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính và là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh về tim mạch. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn cho người tăng huyết áp có thể giúp ngăn ngừa, kiểm soát tăng huyết áp

🍱 Chế độ ăn kiêng

Có 2 chế độ ăn cho người tăng huyết áp được khuyến khích sử dụng là DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống (1).

  • Chế độ ăn DASH: Chứa nhiều trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa ít chất béo và các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt, chọn bánh mì và ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn ít muối, sử dụng gia vị và thảo mộc thay vì muối, …(2)
  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: xây dựng bữa ăn gồm rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt; ăn cá ít nhất 2 lần/tuần; dùng dầu ô liu thay vì bơ trong chế biến thức ăn; tráng miệng bằng trái cây tươi.  (3)

🍱 Chế độ ăn giảm muối (natri)

  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh và thức ăn đóng gói sẵn
  • Sử dụng các loại gia vị và thảo mộc thay cho muối tinh
  • Lựa chọn thực phẩm được dán nhãn ‘ít muối’ hoặc “không chứa muối”,…(2,4)

🍱 Tăng lượng kali trong chế độ ăn

Ăn nhiều trái cây và rau quả, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá và thịt chọn lọc, các loại hạt và các sản phẩm từ đậu nành. Bốn đến năm phần trái cây và rau quả thường sẽ cung cấp 1500 đến> 3000 mg kali. (5).

🍱 Lượng rượu tiêu thụ

Khuyến khích dùng rượu bia theo tiêu chuẩn không quá 2 đơn vị/ngày ở nam và 1 đơn vị/ngày ở nữ. (1 đơn vị cồn tương đương 354ml bia (~1 lon bia) hoặc 150ml rượu vang hoặc 45ml rượu mạnh)

🍱 Chế độ ăn chất xơ và kiểm soát lượng chất béo (Cholesterol)

Ăn nhiều chất xơ là một cách giảm cholesterol và tránh được các vấn đề về tiêu hoá. Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, đậu hà lan, lúa mạch, trái cây và rau. (2).

 

Trần Quỳnh Nhi, Đào Khánh Linh, Hà Trần Thảo Minh, Nguyễn Thị Thanh Ngân

Cô vấn chuyên môn: PGS. TS. Võ Phùng Nguyên, Cố vấn trưởng Khoa Dược, đại học HUTECH

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Mahmood S, Shah KU, Khan TM, Nawaz S, Rashid H, Baqar SWA, et al. Non-pharmacological management of hypertension: in the light of current research. Ir J Med Sci [Internet]. 2019 May [cited 2022 May 5];188(2):437–52. Available from: http://link.springer.com/10.1007/s11845-018-1889-8
  2. Heart Health (Cholesterol, Blood Pressure) – Nutrition and Food Services [Internet]. [cited 2022 May 5]. Available from: https://www.nutrition.va.gov/Heart_Health.asp
  3. Mediterranean diet for heart health – Mayo Clinic [Internet]. [cited 2022 May 5]. Available from: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/mediterranean-diet/art-20047801
  4. Unger T, Borghi C, Charchar F, Khan NA, Poulter NR, Prabhakaran D, et al. 2020 International Society of Hypertension global hypertension practice guidelines. Journal of Hypertension [Internet]. 2020 Jun [cited 2022 May 5];38(6):982–1004. Available from: https://journals.lww.com/10.1097/HJH.0000000000002453
  5. 5. Whelton PK, Carey RM, Aronow WS, Casey DE, Collins KJ, Dennison Himmelfarb C, et al. 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults. Journal of the American College of Cardiology [Internet]. 2018 May [cited 2022 Mar 23];71(19):e127–248. Available from: https://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0735109717415191