Công thức cắt liều thuốc thông dụng

Công thức cắt liều thuốc thông dụng bao gồm những loại nào? Làm sao để cắt liều phù hợp với bệnh nhân thực tế dựa trên công thức? Để thêm phần tự tin cho dược sĩ đứng quầy, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết 5 công thức cắt liều thuốc phổ biến nhất.

1. Cắt liều thuốc cho bệnh cảm cúm

Để hạ sốt và giảm đau

Để hạ sốt và giảm đau – Acetaminophen thường được ưu tiên hơn. Ibuprofen [D1] hoặc naproxen [D2] cũng thường được sử dụng. Tránh dùng Aspirin do có nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (tình trạng ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể và có hại nhất cho não và gan) 

Lưu ý về Acetaminophen : 

  • Dặn bệnh nhân đọc kỹ thông tin trên nhãn và hướng dẫn sử dụng  
  • Không lấy nhiều hơn một loại thuốc có chứa acetaminophen.
  • Dùng quá nhiều acetaminophen có thể hại gan. Liều acetaminophen không được vượt quá bốn gam mỗi ngày. 
  • Những bệnh nhân bị tổn thương gan hoặc có vấn đề về gan không dùng quá hai gam acetaminophen mỗi ngày.

Trong trường hợp bị sổ mũi – dùng thuốc thuốc kháng histamin (antihistamines)

Có thể  lấy   thuốc kháng histamin cho người bệnh, chẳng hạn như  Diphenhydramine [D3]. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể khiến bệnh nhân buồn ngủ, lưu ý người bệnh tránh lái xe và các công việc phức tạp khác trong khi dùng.

Loratadine [D4],, không gây buồn ngủ là một lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, lại có thể không hiệu quả như thuốc kháng histamin trong làm  giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Các thuốc kháng histamin OTC khác bao gồm Fexofenadin, Cetirizine và Levocetirizine.

Để giảm nghẹt mũi, tắc mũi – thuốc trị nghẹt mũi: 

Bạn có thể lấy cho bệnh nhân các loại thuốc trị nghẹt mũi, chẳng hạn như Pseudoephedrine [D5]. Lưu ý BN về tình trạng mất ngủ, căng thẳng và cáu kỉnh có thể xảy ra khi dùng. Bệnh nhân đang mang thai hoặc bị huyết áp cao không kiểm soát được nên tránh các sản phẩm pseudoephedrine. 

Thông thường, thuốc thông mũi được kết hợp với các loại thuốc khác (đặc biệt là thuốc kháng histamin) trong các loại thuốc OTC. Chữ “-D” ở cuối tên thuốc có nghĩa là nó bao gồm thuốc thông mũi.

Để xì mũi dễ dàng hơn hoặc làm loãng dịch tiết – kê thuốc long đờm: Thử dùng guaifenesin . Các thuốc này giúp làm loãng dịch tiết từ mũi và miệng.

Để giảm ho – sử dụng  Codein [D7]. 

Để giảm đau họng có thể dùng viên ngậm đau họng. Ngoài ra cần súc miệng bằng nước muối ấm vài lần một ngày. 

Để giảm sổ mũi hoặc áp lực xoang – steroid mũi: 

Các loại thuốc như fluticasone (Flonase®, bán không cần đơn) hoặc mometasone (Nasonex®; cần kê đơn) có thể làm giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này cũng được sử dụng cho các trường hợp dị ứng theo mùa. Chúng không giống với Afrin® hoặc các chế phẩm nhỏ mũi OTC khác. Thuốc kháng histamin cũng có thể sử dụng trong trường hợp này.

2. Cắt liều thuốc cho bệnh đau họng 

Uống thuốc giảm đau không kê đơn.

Để giảm triệu chứng đau họng, cảm lạnh, có thể lấy cho BN Acetaminophen hoặc NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen hay naproxen. Các thuốc NSAIDs có thể gây tác dụng phụ trên tiêu hóa và tim mạch, dặn BN đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng, hoặc hỏi ý kiến BS nếu có bệnh kèm theo..  

Khi BN có các triệu chứng ở mũi , chất nhầy từ xoang có thể chảy vào cổ họng, làm tăng thêm cơn đau. Nếu BN bị chảy nước mũi hoặc bị nghẹt mũi, sử dụng thuốc trị nghẹt mũi không kê đơn hoặc thuốc kháng histamin. Nếu bệnh viêm mũi dị ứng khiến chất nhầy chảy xuống cổ họng của BNn, sử dụng các phương pháp điều trị dị ứng để làm dịu cơn đau.

Thử thuốc xịt cổ họng cũng là biện pháp hữu ích. Sử dụng xịt thảo dược với echinacea và xô thơm (sage) có thể khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Thêm vào đó, nếu bạn bị cảm lạnh, một số nghiên cứu cho thấy rằng bạn có thể giảm bớt các triệu chứng nếu uống viên ngậm kẽm 2 giờ một lần. Chúng hoạt động tốt nhất khi sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi bị bệnh.

Khuyên bệnh nhân súc họng bằng nước muối ấm (súc ở phần cuống họng) vài lần mỗi ngày để giảm sưng và giảm đau. Hòa tan 1/4 thìa cà phê muối trong 1/2 cốc nước ấm.

3. Cắt liều thuốc cho bệnh sổ mũi

Để trị bệnh sổ mũi, có thể cho BN sử dụng thuốc kháng histamin. Thuốc được nhóm thành hai loại chính: an thần và không an thần: 

Nếu bệnh nhân phải làm việc, lái xe…đòi hỏi tập trung cao, hãy chọn thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ như loratadine [D8] hoặc fexofenadine. Cetirizin có khả năng gây buồn ngủ cao, không nên sử dụng 

Khuyên BN uống thuốc kháng histamin có tác dụng an thần như brompheniramine, chlorpheniramine [D9], hoặc diphenhydramine [D10] trước khi đi ngủ. Việc này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng choáng váng vào ban ngày. Nhắc BN cần tránh uống rượu khi  đang dùng thuốc kháng histamin an thần.

4. Cắt liều thuốc cho bệnh đau dạ dày 

  • Đối với cơn đau do đầy hơi, sử dụng thuốc có thành phần simethicone giúp loại bỏ cơn đau.
  • Đối với chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), sử dụng thuốc kháng axit hoặc giảm axit (ranitidine [D11] hoặc nhôm hydroxyd gel khô và magnesi hydroxyd).
  • Đối với táo bón, dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Magnesium citrate, Magnesium hydroxide), giúp hút nước vào ruột già. Từ đó làm mềm phân nhẹ, nhuận tràng. Thuốc có thể gây tiêu chảy hoặc buồn nôn. Nếu bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy tim, suy thận, khuyên BN hỏi ý kiến BS trước khi sử dụng
  • Đối với quặn bụng do tiêu chảy, các loại thuốc có loperamide hoặc bismuth có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đối với các loại đau khác, bệnh nhân có thể dùng acetaminophen. Lưu ý: tránh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen cho BN vì các thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày. 

Cắt liều thuốc

LƯU Ý:

Những thuốc OTC hầu như chỉ chữa triệu chứng nên trong trường hợp dùng thuốc không thấy đỡ, bệnh nặng hơn,… cần phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và nhận được điều trị phù hợp.

Liều thuốc: xem thông tin trong tờ Hướng dẫn sử dụng của mỗi thuốc.

Những thuốc đề cập trong bài viết thuộc danh mục thuốc không kê đơn được bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc, trừ trường hợp thuốc được phân loại là thuốc kê đơn trên nhãn (bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng). Dược sĩ cần kiểm tra lại thông tin trên nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo cấp phát, bán lẻ thuốc theo đúng quy định trong quá trình cắt liều thuốc. 

Một số ký hiệu trong bài: 

* Các thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn khi:

 [D1]Uống với các dạng giới hạn hàm lượng:

–           Đã chia liều ≤ 400 mg/đơn vị

 [D2]Giới hạn hàm lượng ≤ 275 mg/đơn vị

 [D3]Uống các dạng với giới hạn hàm lượng như sau:

–           Đã chia liều ≤ 50 mg/đơn vị

–           Chưa chia liều ≤ 2.5%

 [D4]Uống các dạng với giới hạn hàm lượng như sau:

– Đã chia liều ≤ 10 mg/đơn vị

– Chưa chia liều ≤ 0.1%

 [D5]Giới hạn pseudoephedrine (tính theo dạng base)

– Dạng chia liều ≤ 120 mg/đơn vị

– Dạng chưa chia liều ≤ 0.5%

Tất cả các thuốc có thành phần pseudoephedrine bán OTC với số lượng tối đa cho 15 ngày sử dụng

 [D6] Thuốc chống ho có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau; thuốc phiện như codeine, các dẫn xuất của thuốc phiện như dextromethorphan và pholcodine, thuốc kháng histamin an thần như diphenhydramine, và các loại thuốc thảo dược và truyền thống.

 Ho và Cảm lạnh Thông thường, Ronald Eccles, trong Mô-đun Tham chiếu trong Khoa học Y sinh, 2021

 [D7]Dạng uống codein (tính theo dạng base)

– Dạng chia liều ≤ 12 mg/đơn vị

– Dạng chưa chia liều ≤ 2.5%

 [D8]Uống các dạng với giới hạn hàm lượng như sau:

– Đã chia liều ≤ 10 mg/đơn vị

– Chưa chia liều ≤ 0.1%

 [D9] [D9]Clorpheniramin maleat đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau. Uống: các dạng. Dạng đơn thành phần đã chia

liều: Clorpheniramin maleat ≤ 4mg/đơn vị.

 [D10]Diphenhydramin hydrochlorid hoặc monocitrat

Uống: các dạng với giới hạn hàm lượng (tính theo dạng base) như sau:

– Đã chia liều ≤ 50mg/đơn vị;

– Chưa chia liều: ≤ 2,5%

 [D11]Uống các dạng đã chia liều ≤ 75 mg, chỉ định điều trị chứng ợ nóng, bán OTC cho tối đa 15 ngày sử dụng

 [D12]Uống: các dạng với giới hạn hàm lượng đã chia liều

Loperamid ≤ 2mg

 [D13]Dạng uống với chỉ định điều trị chứng ợ nóng

(*) Danh mục thuốc không kê đơn (Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Dược sĩ: Hà Kiều Oanh