Đó là lời khẳng định của ông Dương Anh Hoàng – Giám đốc MKT công ty TNHH YouMed Việt Nam trong chương trình hội thảo mang tên “Chuyển đổi số y tế – thách thức và cơ hội” diễn ra vào ngày 24/03/2022 tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Lịch sử thế giới đã trải qua bốn cuộc cách mạng Công nghiệp. Trong đó, cuộc cách mạng lần thứ 4 hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 đã cho ra đời những thành tựu số hóa, những đổi mới mang tính đột phá như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud computing),… để xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những thay đổi này đã tác động sâu sắc đến mọi mặt trên phương diện đời sống, kinh tế và xã hội.
Chuyển đổi số để theo kịp đà phát triển hoặc chấp nhận bị bỏ lại phía sau đang là nhu cầu cấp thiết của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Đặc biệt, chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Chính vì lẽ đó, chuyển đổi số trong ngành y tế đang được xem là xu hướng toàn cầu.
Tại Việt Nam, những cải cách trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng là vấn đề mà chính phủ và người dân đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Bên cạnh yếu tố đại dịch, nền kinh tế tăng trưởng cùng việc thay đổi nhân khẩu học đã và đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên khắp cả nước. Theo FitchSolutions, mức chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam vào năm 2019 là khoảng 17 tỷ USD, chiếm 6,6% GDP của cả nước.
Việt Nam hiện đang có những ưu thế để ứng dụng nhanh chóng các giải pháp công nghệ vào lĩnh vực y tế. Cụ thể, hiện nay nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước và hơn 60% người dưới 54 tuổi (theo số liệu của của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam). Nhóm dân số trẻ này là đối tượng tiềm năng để đón nhận các công nghệ mới. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ thông tin di động và cơ sở hạ tầng công nghệ tại Việt Nam.
Mặc dù vậy, quá trình chuyển đổi số trong ngành y tế tại nước ta vẫn còn tồn tại nhiều thách thức:
- Thời gian chờ đợi khám chữa bệnh ở các bệnh viện bị quá tải, thiếu nguồn lực y bác sĩ có tay nghề và giường bệnh. Do một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao chưa có ở Việt Nam, Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 40.000 người Việt Nam chi khoảng 2 tỷ USD để khám chữa bệnh tại nước ngoài.
- 65% dân số Việt Nam ở nông thôn có xu hướng di chuyển đến thành thị để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên bệnh viện ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội thường không đủ năng lực để phục vụ bệnh nhân nội tỉnh và ngoại tỉnh.
- Thiếu niềm tin vào y tế số. Các bệnh nhân lớn tuổi vẫn hoài nghi về tính chính thống của thông tin y khoa trên các nền tảng y tế.
- Bảo mật thông tin và quyền sở hữu thông tin y tế. Người dùng hiện đại sẽ quan tâm thông tin cá nhân và dữ liệu sức khỏe của bản thân sẽ được thu thập, xử lý và phân tích như thế nào thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Dữ liệu phân mảnh. Quá trình số hóa tại các bệnh viện tại Việt Nam hiện còn rời rạc, nhỏ lẻ.
Qua đó, có thể thấy rằng công cuộc chuyển đổi số không chỉ không đơn thuần tập trung vào sức mạnh công nghệ mà đó là một cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc.
Hiểu rõ từng cơ hội và thách thức kể trên, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Cụ thể, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, theo đó, y tế là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.
Phát biểu tại Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia phiên chuyên đề 3, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết công cuộc chuyển đổi số trong công tác quản trị y tế cũng đã có nhiều kết quả khả quan. Song, câu chuyện chuyển đổi số của ngành y tế không thể chỉ diễn ra ở trong văn bản mà cần sự chung tay thực hiện của cả xã hội, trong đó có cả sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp.
Điều này đã thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới không ngừng từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ y tế, đơn cử như YouMed – Công ty công nghệ trong lĩnh vực y tế.
Đối với YouMed, việc chuyển đổi số không chỉ tối ưu hóa quy trình; nâng cao chất lượng trải nghiệm của nhân viên, ban điều hành mà còn số hóa các sản phẩm tiêu dùng; đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đặc biệt, đối với lĩnh vực y tế, những khách hàng không chỉ gói gọn ở những người bệnh mà còn có đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ và các cơ sở y tế, khám chữa bệnh uy tín.
Hiện thực hóa công cuộc chuyển đổi số bằng trải nghiệm của bệnh nhân
Tại hội thảo mang tên “Chuyển đổi số y tế – Thách thức và cơ hội” vừa qua, ông Dương Anh Hoàng – Giám đốc Marketing của YouMed đã có những chia sẻ sâu sắc về quá trình xây dựng ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế mà đơn vị đã và đang thực hiện trong thời gian qua. Hội thảo do Tiến sĩ Võ Tất Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp và Sức khỏe chủ trì.

Theo ông Hoàng, Quyết định 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 và Thông tư 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế cùng Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã mở đường cho các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Từ đó, các startup y tế cũng phát triển với những dịch vụ như đặt lịch khám, khám bệnh từ xa, tư vấn trực tuyến và cung cấp thông tin y tế chính thống.
Không chỉ đảm bảo mang đến những công nghệ tiên tiến trong thị trường chăm sóc sức khỏe mà YouMed (được thành lập từ năm 2017) đã đạt được thành công và tạo dựng niềm tin nơi khách hàng với kim chỉ nam là gắn kết, thu hẹp khoảng cách giữa ba nhóm đối tượng: bệnh nhân, y bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh.
Để làm được điều này, YouMed đã ứng dụng chuyển đổi số và cá nhân hóa trải nghiệm người bệnh thông qua quy trình chăm sóc sức khỏe hiện đại như sau:
- Đối với những thông tin y khoa được cung cấp trên nền tảng Tin Y tế YouMed, người bệnh có thể an tâm bởi các bài viết được đội ngũ đội ngũ biên tập viên là 100% các Dược sĩ, Bác sĩ với đa dạng chuyên khoa tại Việt Nam biên soạn và dẫn nguồn tham khảo uy tín từ các tổ chức y dược chính thống, tổ chức chính phủ, tổ chức học thuật.
- Tiếp đến, việc khám bệnh sẽ không còn là nỗi lo đi sớm, xếp hàng, chờ khám mòn mỏi nhờ vào Ứng dụng đặt lịch khám YouMed. Đến nay, ứng dụng đã đạt 50.000 lượt tải với 100.000 lượt đặt khám.
- Bên cạnh đó, YouMed cũng cho ra đời Ứng dụng YouMed HCP và 15 ứng dụng cho 15 bệnh viện trong hệ thống YouMed BV để hỗ trợ đối tượng là các y bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh trong công cuộc quản lý, số hóa hồ sơ người bệnh.
- Những loại thuốc chất lượng, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng sẽ được cung cấp đến tận tay người dùng thông qua nhà thuốc online YouMed Store.
- Cuối cùng, tất cả những băn khoăn, thắc mắc của người bệnh đều sẽ được giải đáp mọi lúc mọi nơi với tính năng tư vấn trực tuyến Telemedicine.
Chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo chiều và YouMed đã nắm bắt được xu hướng ấy để ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa: bệnh nhân, nhân viên y tế và cơ sở khám chữa bệnh. Điều này giúp ngành y tế Việt Nam có đầy đủ thông tin để chăm sóc toàn diện cho sức khoẻ bệnh nhân và người bệnh sẽ nhận được những trải nghiệm tốt nhất trong tương lai gần.