7 lưu ý trong điều trị cơn gout cấp

7 lưu ý trong điều trị cơn gout cấp

1/ Để giải quyết nhanh và hoàn toàn các triệu chứng, việc điều trị cơn gout cấp nên bắt đầu trong 24 giờ từ khi triệu chứng khởi phát.

Các lưu ý trong điều trị cơn gout cấp.
Các lưu ý trong điều trị cơn gout cấp.

2/ Corticosteroids uống, corticosteroid tiêm IV, các NSAIDs và colchicine có hiệu quả tương đương trong điều trị cơn gout cấp.

3/ Các NSAIDs là thuốc điều trị ưu tiên. Indomethacin (Indocin) thường được lựa chọn, tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy nó hiệu quả hơn các NSAIDs khác. Ketorolac tiêm bắp cho thấy có hiệu quả tương tự. Các NSAIDs uống có thể được dùng ở liều tối đa và tiếp tục trong 1 đến 2 ngày sau khi đã giảm bớt các triệu chứng.

4/ Corticosteroids là một thay thế thích hợp ở bệnh nhân không thể dung nạp NSAIDs và colchicine. Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng corticosteroid trong đợt ngắn kèm với theo dõi tăng đường huyết phù hợp.

5/ Khi cơn gout chỉ giới hạn trong một khớp riêng lẻ, tiêm corticosteroid trong khớp có lẽ thích hợp hơn so với corticosteroid toàn thân bởi vì chúng ít tác dụng phụ hơn.

6/ Phản ứng dội ngược (rebound flares) thường gặp khi ngừng điều trị corticosteroid sau cơn gout cấp. Để giảm nguy cơ này, điều trị dự phòng và giảm liều corticosteroid từ từ trong 10 đến 14 ngày được khuyến cáo sau khi đã giảm bớt các triệu chứng.

7/ Colchicine là một chế độ điều trị khác cho cơn gout cấp. Tuy nhiên, colchicine không có đặc tính làm giảm đau (analgesic properties), và có lẽ ít hiệu quả trong điều trị cơn gout cấp khi dùng ngoài khoảng 72 đến 96 giờ sau khởi phát triệu chứng. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Colchicine nên dùng thận trọng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận.

DS. Phạm Công Khanh (lược dịch)