* Nội dung:
Bước 1: Tìm hiểu về bệnh ĐTĐ
Bước 2: Biết về các chữ ABC trong bệnh ĐTĐ
Bước 3: Học cách sống chung với bệnh ĐTĐ
Bước 4: Thăm khám định kỳ bệnh ĐTĐ của bạn
* Chi tiết:
Bước 1: Tìm hiểu về bệnh ĐTĐ:
ĐTĐ Type 1: Cơ thể của bạn không sản xuất được insulin. Do đó bạn cần phải dùng insulin hàng ngày.
ĐTĐ Type 2: Cơ thể của bạn không sản xuất hoặc sản xuất không tốt insulin. Bạn cần dùng thuốc uống hoặc insulin để giúp kiểm soát bệnh ĐTĐ của bạn . ĐTĐ type 2 phổ biến nhất so với Type 1.
ĐTĐ thai kỳ: Một số thai phụ có thể mắc bệnh này. Hầu hết sẽ biến mất sau sanh. Tuy nhiên, thời gian sau, mẹ và bé có thể có nguy cơ mắc lại bệnh ĐTĐ.
Bạn chính là một thành viên rất quan trọng trong đội ngũ chăm sóc bệnh ĐTĐ (*) của bạn. Hãy trình bày với bác sĩ làm cách nào để chăm sóc tốt nhất cho bệnh của bạn.
Tại sao bạn phải chăm sóc bệnh ĐTĐ của bạn ?
Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy sống khỏe hôm nay và tương lai. Khi mức đường huyết của bạn gần với giới hạn bình thường, bạn sẽ thấy:
• Cơ thể sẽ có thêm năng lượng
• Ít mệt và ít khát nước
• Giảm tần suất đi tiểu
• Vết thương mau lành hơn
• Bạn ít bị các nhiễm trùng da và bàng quang hơn
Các vấn đề sức khỏe kèm theo có thể gặp khi bạn bị bệnh ĐTĐ:
• Nhồi máu cơ tim hay đột quỵ
• Vấn đề về mắt có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực hay mù
• Tay, chân của bạn bị đau do thần kinh bị tổn thương
• Các vấn đề về thận có thể khiến cho thận không hoạt động
• Các vấn đề về răng, lợi.
Bước 2: Biết về các chữ ABC trong bệnh ĐTĐ
Mục tiêu của ABC sẽ tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh ĐTĐ của bạn
A: Thử A1C (A one C test)
Muc tiêu: < 7%
Kiểm tra đường huyết trung bình trong 3 tháng vừa qua (khác với kiểm tra đường huyết mỗi ngày). Mức đường huyết cao sẽ gây nguy hại đến tim, mạch máu, thận, bàn chân, mắt.
B: Blood pressure (huyết áp)
Mục tiêu: < 140/90 mmHg
Huyết áp quá cao sẽ làm tim của bạn làm việc rất cực nhọc. Nó có thể gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nguy hại đến thận và mắt.
C: Cholesterol (LDL, HDL)
Mục tiêu giới hạn tùy thuộc cá thể. Nếu bạn trên 40 tuổi, bạn có thể sẽ được bác sĩ kê đơn dùng thuốc nhóm statin.
Bước 3: hãy học cách sống hòa bình với bệnh ĐTĐ của bạn
• Kiểm soát stress
• Ăn thực phẩm với lượng phù hợp
• Sống năng động lên
Lưu ý: bạn vẫn phải tái khám và uống thuốc hằng ngày ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể của mình khỏe ra.
Bước 4: Khám định kỳ
Gặp nhân viên chăm sóc bệnh ĐTĐ ít nhất 2 lần/năm để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề phát sinh.
Mỗi lần thăm khám, phải đảm bảo có:
• Kiểm tra huyết áp
• Bàn chân
• Cân nặng
• Xem lại kế hoạch tự chăm sóc của mình
• Thử A1C, 2 lần/ năm. Có thể > 2 lần nếu A1C thường > 7
Thử test 1 lần/năm :
• Cholesterol
• Kiểm tra bàn chân
• Răng, lợi
• Mắt và các vấn đề của mắt
• Cúm
• Nước tiểu và kiểm tra chức năng thận
Thử ít nhất 1 lần/năm:
Viêm phổi
Viêm gan B
Tóm lại: các thứ bạn cần nhớ
• Bạn chính là một thành viên quan trọng nhất trong đội chăm sóc bệnh ĐTĐ của bạn
• Áp dụng 4 bước để kiểm soát bệnh ĐTĐ của bạn
• Hãy học cách đạt được các mục tiêu của ABC
• Luôn yêu cầu được sự trợ giúp từ đội chăm sóc sức khỏe của bạn
(*): Đội chăm sóc sức khỏe của bạn (your health care team), bao gồm:
Bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ chuyên bệnh ĐTĐ, nhà giáo dục bệnh ĐTĐ, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ chuyên về bàn chân, bạn bè, gia đình, tư vấn viên về tâm thần, y tá, y tá thực hành, dược sĩ, nhà công tác xã hội.