Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân suy thận

Các lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết đối với bệnh nhân suy thận:

  1. Hầu hết các thuốc hạ glucose máu đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
  2. Các dạng thuốc tác dụng kéo dài hiếm khi được sử dụng.
  3. Metformin bị chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng.
  4. Các sulfonylureas (hoặc dạng chuyển hóa có hoạt tính) như glibenclamide hay glimepiride có thể bị tích lũy khi suy thận.
  5. Glipizide và gliclazide được chuyển hóa ở gan, bài tiết qua nước tiểu một lượng nhỏ dạng còn hoạt tính, do vậy an toàn hơn các thuốc khác.
  6. Linagliptin không cần hiệu chỉnh liều khi có bệnh thận. Các thuốc ức chế DPP-4 khác nên giảm liều ở bệnh nhân CKD giai đoạn ≥ 3.
  7. Exenatide và lixisenatide nên dùng thận trọng ở bệnh nhân CKD giai đoạn 3 và không dùng ở bệnh nhân CKD ≥ 4.
  8. Liraglutide không nên dùng ở bệnh nhân CKD giai đoạn ≥ 3.
  9. Pioglitazone có thể dùng ở bệnh nhân suy thận, nhưng không được dùng ở bệnh nhân thẩm tách máu.
  10. Không khởi đầu điều trị với thuốc ức chế SGLT2 nếu eGFR < 60.
  11. Insulin được thải trừ qua nước tiểu – cần giảm liều khi tình trạng suy thận trở nên nặng hơn.
    Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên thận
    Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên thận

* Chữ viết tắt:
DPP-4: Dipeptidyl peptidase-4
CKD: Chronic Kidney Disease (bệnh thận mạn tính)
SGLT2: Sodium-Glucose Cotransporter 2 (kênh đồng vận chuyển glucose – natri)
eGFR: estimated Glomerular Filtration Rate (Tốc độ lọc cầu thận ước lượng)

DS. Phạm Công Khanh (lược dịch).